1. Có những loại kính dán nào? Những màu kính dán phổ biến
Có những loại kính dán nào? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, Kính dán có rất nhiều đặc điểm ưu việt vượt trội hơn so với các loại vật liệu khác. Chính vì vậy mà chúng được rất nhiều người ưa chuộng và tin tưởng sử dụng. Chúng được bắt gặp phổ biến trong cả các căn hộ gia đình lẫn công ty, quán ăn, khách sạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kính dán nhé !
2. Kính dán được định nghĩa là gì ?
Kính dán an toàn là loại kính đặc biệt được tạo nên từ 2 hoặc là nhiều lớp kính khác nhau và được gắn với nhau bởi một lớp keo chuyên dụng hay còn được gọi là lớp film PVB – Polyvinyl Butylene. Vì có cấu tạo từ việc gắn các lớp kính lại với nhau nên sẽ làm tăng độ bền và tạo nên những ưu điểm vượt trội chỉ loại vật liệu này mới có.
Kính dán được cấu tạo từ các tấm kính thường dán lại với nhau
3. Có những loại kính dán nào trên thị trường hiện nay
3.1 Phân loại theo như màu sắc của kính
- Kính dán màu trắng trong: còn được hiểu là không màu
- Kính dán màu trắng sữa: thường được gọi là trắng đục
- Kính dán màu nâu trà
- Kính dán màu xanh đen
- Kính dán phun cát: có loại phun cát một mặt hoặc hai mặt
- Kính dán màu xanh lá cây
- Kính dán màu xanh nước biển
Kính dán có rất nhiều màu sắc khác nhau
3.2 Phân loại theo tính chất và đặc điểm lớp phim: thường sẽ được chia làm 3 loại
- Phim thông thường PVB (viết tắt của Polyvinyl Butylene): hầu hết các loại kính dán an toàn trên thị trường hiện nay đều sử dụng lớp phim này.
- Phim cao cấp SGP (viết tắt của Sentry Glass Plus), đặc điểm nổi bật là loại phim này trong suốt hơn, chịu được lực va đập và lực căng tốt hơn so với phim PVB, đặc biệt cũng không bị ảnh hưởng bởi nước mưa. Tuy nhiên giá thành của loại phim này cao hơn nhiều phim PVB thông thường.
- Phim thông minh PDLC (viết tắt của Polymer Dispersed Liquid Crystals) đây là loại phim mới sử dụng công nghệ 4.0 ứng dụng trong cabin tắm, phòng mổ, cửa nhôm kính,vách kính văn phòng, vách kính nhà riêng, ....
Kính thông minh PDLC
3.3 Một vài loại kính dán khác
- Kính dán màu phản quang là loại kính phẳng được bao phủ lên bề mặt một lớp phản quang đặc biệt làm bằng oxit kim loại. Lớp phản quang này có tác dụng là ngăn cản, giảm sự truyền nhiệt dư thừa và độ chói của ánh sáng. Cân bằng nguồn sáng thông thường và giúp ngăn chặn tia UV gây hại cho con người.
- Kính dán cản nhiệt Low-E là một loại kính được sử dụng vô cùng rộng rãi trên thế giới nhất là ở các nước phát triển nhờ có những ưu điểm vượt trội như là: giảm thiểu được sự hấp thu nhiệt và ngăn cản quá trình truyền nhiệt thông qua bề mặt kính.
- Kính dán cản nhiệt là loại kính được phủ lên trên bề mặt một lớp metalic siêu mỏng (còn gọi là kính phủ mềm). Lớp metalic có tác dụng làm chậm lại sự phát tán nhiệt và giúp ngăn cản sức nóng của ánh sáng mặt trời.
- Bên cạnh đó ở các nước hàn đới kính Low-E còn giúp giữ ổn định nhiệt độ phòng để cho nhiệt độ không bị xuống dưới 0 độ C ngoài trời làm ảnh hưởng. Kính Low-E giúp cho cuộc sống chúng ta thoải mái hơn và giúp phần lớn vào việc tiết kiệm năng lượng
Kính dán màu phản quang
4. Những ưu nhược điểm của kính dán
4.1 Về phần ưu điểm của kính dán
- Kính dán sử dụng loại nhiều lớp có thể chặn đến 99% sự truyền tia cực tím.
- Kính dán có khả năng cách âm cách nhiệt rất tốt.
- Nếu xét về độ an toàn thì kính dán an toàn sẽ bền hơn so với kính cường lực. Có thể hơn gấp 2 lần. Bởi kính dán an toàn có thể sử dụng kính cường lực làm phần kính giúp tăng độ bền cho kính. Đặc biệt ở một số vị trí nhất định sẽ phải dùng đến kính dán an toàn bằng kính cường lực.
- Một số loại kính dán có nhiều lớp còn có thể đủ điều kiện để làm kính chống trộm và chống đạn.
- Kính dán an toàn nhiều lớp có thể giữ được nguyên hình dạng hơn so với nhiều loại kính khác. Do đó nó được sử dụng để làm kính chắn gió xe ô tô.
- Lớp keo được sử dụng giúp giữ nguyên hình dạng, cấu trúc kính và giữ cho nó không bị vỡ vụn.
- Thêm vào đó thời gian để tạo ra được một tấm kính an toàn là tương đối nhanh vì nó được cấu tạo ra từ nhiều lớp kính thường dán lại.
Kính dán còn được dùng làm kính chắn gió ô tô
4.2 Về phần nhược điểm của kính dán
- Nhược điểm của kính dán an toàn là nếu như sử dụng chúng ở ngoài trời cần phải có các biện pháp bảo dưỡng lớp film ở giữa. Việc này để nhằm đảm bảo cho tấm film không bị hoen ố.
- Nếu như so sánh giữa độ cứng của kính dán thông thường với kính cường lực có cùng độ dày thì kính cường lực sẽ có phần bền hơn. Do chúng được cấu tạo liền khối không cần phải bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
Cần lưu ý về mật độ sử dụng kính dán
5. Một vài ứng dụng nổi bật nhất của kính dán
5.1 Dùng kính làm cửa sổ,cửa đi hay vách ngăn giữa trong và ngoài nhà
Nếu có điều kiện an ninh tốt, nên dùng kính dán khổ lớn và loại bỏ bớt phần hoa sắt bảo vệ. Tuy nhiên cần lưu ý do điều kiện khí hậu Việt Nam, nếu như mặt nhà hướng tây hoặc đông thì sẽ không nên mở rộng cửa, vách kính quá lớn. Để giảm thiểu ánh nắng nóng chiếu vào nhà, hoặc cần phải có biện pháp che nắng thích hợp.
5.2 Dùng trên mái nhà
Nên áp dụng cho những trường hợp nhà hẹp có ít mặt thoáng, hoặc là chỉ có mặt thoáng đứng. Không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chiếu sáng tự nhiên. Cũng cần chú ý tính toán kích thước của mái kính cho phù hợp nhất. Tránh bị chói sáng hoặc bị hấp thụ nhiệt quá nhiều gây nóng bức.
5.3 Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: dùng làm giá kính, bàn kính,...
Với ưu điểm là dễ dàng lau chùi, cho phép ánh sáng truyền qua. Chúng còn không gây cản tầm nhìn, tạo được cảm giác rộng rãi cho nhà. Nên sử dụng những đồ dùng kính này ở trong những căn nhà hoặc phòng ốc có diện tích nhỏ.
Bàn bằng kính dán
Kết luận
Trên đây chính là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: có những loại kính dán nào ? Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi, công ty cổ phần kính an toàn Tài Phúc luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cho bạn.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: VP: Số 80B Cầu Đơ 1, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Nhà xưởng 1: Cụm công nghiệp Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh
Nhà xưởng 2: Lô số 7 cụm công nghiệp Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Nhà xưởng 3: phố Ngọc Thụy, tổ 12, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0906248559 / 0222.627.1369